Bài viết hay

Tố chất lãnh đạo tạo nên một nhà kinh doanh giỏi

Có những con người dù rất tài giỏi, và có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhưng họ mãi ổn định tại một vị trí công việc trong suốt nhiều năm liền. Nhưng ngược lại, cũng có những người dù không thật sự nổi bật trong công việc, nhưng họ lại sớm có những thành công nhất định trong sự nghiệp. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa họ, đó chính là tố chất lãnh đạo.

Không phải bất kỳ ai cũng may mắn sở hữu tố lãnh đạo một cách tự nhiên, mà tất cả đều phải trải qua một quá học hỏi và rèn luyện nhất định để đạt đến thành công như mong muốn. Tuy nhiên, nếu không có được sự kiên trì và tinh thần cầu tiến trong công việc, thì dù có cố gắng nhiều đến đâu thì bạn cũng không thể có được tố chất của một nhà lãnh đạo thực sự. Vậy những điều gì tạo nên tố chất của một người lãnh đạo tài giỏi?

Có một tầm nhìn mang tính chiến lược

Với vị trí của một nhân viên bình thường họ sẽ thường nghĩ đến những mục tiêu cụ thể vào từng thời điểm nhất định. Nhưng đối với một người có tố chất của một lãnh đạo chắc chắn phải có một tầm nhìn rộng và hướng đến mục tiêu to lớn hơn trong tương lai chứ không dừng lại ở một giới hạn cụ thể. Họ sẽ không ngần ngại thể hiện ý tưởng của mình với một niềm say mê và nhiệt huyết rất lớn, đặc biệt họ có những cách nhìn nhận vấn đề sâu rộng trước những thay đổi, từ đó hoạch định ra những kế hoạch phát triển phù hợp.

Sự hiểu biết và tinh thần học hỏi

Khi nhắc đến một nhà lãnh đạo chúng ta sẽ luôn nhận định họ là một người có vốn hiểu biết hơn hẳn mọi người. Bởi vì, với tư cách là người dẫn đầu, có nhiệm vụ định hướng phát triển cho một doanh nghiệp thì họ phải là người nắm vững kiến thức chuyên môn lẫn thông thạo về nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Ngoài ra, ở họ luôn có tinh thần học hỏi không ngừng để nâng cao khả năng làm việc và phát triển tư duy kinh doanh ngày một thấu đáo hơn, giúp ích cho sự nghiệp và cuộc sống của mình ngày càng thịnh vượng.

Niềm say mê và óc sáng tạo đặc biệt

Nếu không có một sự say mê thì người ta không thể làm được bất kỳ việc gì, với nhà lãnh đạo thì sự say mê của họ sẽ được cống hiến vào công việc để mang đến những giá trị đích thực cho cuộc sống. Kèm theo đó là một óc sáng tạo đặc biệt, họ luôn ấp ủ những ý tưởng táo bạo, có thể điều đó sẽ đi ngược lại với thực tế cuộc sống nhưng họ vẫn luôn kiên trì theo đuổi và quyết tâm hiện thực hóa ước mơ đó.

Khả năng truyền cảm hứng

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên một nhà lãnh đạo đích thực, đó chính là khả năng truyền cảm hứng đến với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với nhân viên công ty. Bởi vì, nếu họ không có khả năng truyền đạt nhất định chắc chắn họ sẽ không khơi gợi lên tinh thần làm việc nhiệt huyết nhất của nhân viên, để họ cống hiến hết mình với công việc. Hơn hết, họ còn phải là người truyền lửa, đam mê của mình với rất nhiều người khác để mọi người học hỏi được những bài học giá trị trong con đường chinh phục hoài bão và đam mê của chính mình.

Sự ứng biến linh hoạt

Một nhà lãnh đạo luôn là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong công việc, vì vậy họ lúc nào cũng có sự ứng biến linh hoạt để đưa ra những cách giải quyết hiệu quả vào những tình huống bất ngờ xảy ra. Khi yêu cầu công việc ở một mức cao hơn, họ sẽ có những hướng tiếp cận khác nhau, không bị gò bó bởi một khuôn mẫu làm việc nhất định nào. Họ luôn đưa ra nhiều giải pháp công việc khác nhau để lựa chọn một phương pháp tối ưu nhất.

Tinh thần trách nhiệm

Mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm nhất định đối với cuộc sống của bản thân, nhưng đối với nhà lãnh đạo họ không chỉ phải chịu trách nhiệm cho bản thân mình mà còn phải chịu trách nhiệm cho rất nhiều người khác. Một quyết định của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến miếng cơm manh áo của rất nhiều người còn lại. Vì vậy, tiêu chí để quyết định một nhà lãnh đạo giỏi là phải đặt tinh thần trách nhiệm công việc lên hàng đầu.

Sẵn sàng đối mặt với khó khăn

Không phải công việc nào cũng mang lại những thành công tuyệt đối, luôn có những rủi ro thất bại trực chờ mọi lúc buộc chúng ta phải đối mặt. Nhà lãnh đạo cũng thế, họ biết rằng công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng đem lại những thành công như mong đợi. Vì vậy, ở họ luôn có một tinh thần sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thách thức, phải biết đón nhận những thành bại thì mới rút ra được những kinh nghiệm quý giá để có được những thành công lâu dài.

Một nhà kinh doanh giỏi chưa chắc đã là một nhà lãnh đạo giỏi, nhưng chắc chắn một lãnh đạo giỏi sẽ tạo nên một nhà kinh doanh giỏi. Vì chỉ khi rèn luyện được những tố chất lãnh đạo vững vàng thì mới có thể phát huy hết năng lực và niềm say mê làm việc của mình đóng góp và phát triển trong việc kinh doanh để đạt được nhiều thành công vượt bậc.

1,213 total views, no views today

Cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm như thế nào mới hiệu quả?

Bên cạnh niềm hân hoan vui sướng khi nhận được lời mời làm việc tại công ty mới, thì cảm giác lo lắng kèm theo cũng không hề nhỏ. Bạn đang suy nghĩ không biết nên làm thế nào để có cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm hiệu quả, tạo được thiện cảm với những đồng nghiệp mới trong công ty mà không bị coi là thiếu chuyên nghiệp.

Đừng quá lo lắng về vấn đề này, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm những cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm, để tránh những bỡ ngỡ nhất định trong quá trình tiếp xúc với môi trường công việc mới. Dưới đây là một số mẹo để bạn có thể tự tin giữ thế chủ động hơn trong những buổi đầu tiếp xúc với các đồng nghiệp mới tại công ty.

1. Hãy tìm cơ hội để bạn có thể giới thiệu bản thân với tất cả nhân viên trong công ty

Chắc chắn việc đầu tiên khi nhận được thông tin trúng tuyển từ phía nhà tuyển dụng công ty, bạn phải phản hồi bằng một email cảm ơn đối với họ, đây là bước cơ bản đầu tiên. Tiếp theo đó, những người quản lý sẽ gửi những email giới thiệu nhân viên mới đến tất cả các phòng ban còn lại. Tuy nhiên, có nhiều công ty không tiến hành viết thư chào hỏi và giới thiệu nhân viên mới vào công ty, vậy thì việc còn lại bạn đành phải tự thân vận động mà thôi.

Ngày đầu tiên đến công ty, hãy hỏi người quản lý liệu anh (chị) có thể giới thiệu em với mọi người hay không? Nhưng lưu ý hãy đưa ra câu hỏi một cách tinh tế, đừng tỏ ra mình đang đòi hỏi vấn đề này, tránh để lại cái nhìn không mấy thiện cảm về bản thân trong ngày đầu tiên. Ví dụ như: “Em cm thấy rất vinh dự khi được làm việc tại công ty, nhưng có thể chưa quen thuộc với môi trường làm việc nên em còn nhiều điều chưa rõ. Không biết anh chị có thể dành chút thời gian hướng dẫn và giới thiệu em một vòng trong công ty được không ạ!”

2. Cách giới thiệu bản thân

Nếu không nhờ được những người quản lý giúp đỡ bạn trong vấn đề này, cách tốt nhất là bạn nên tự tạo điều kiện để giới thiệu bản thân mình với mọi người xung quanh. Hãy làm quen với một người đặc biệt nào đó trong công ty, chú ý người này phải có sự liên kết với nhiều người còn lại. Từ một người bạn có thể làm quen với nhiều người hơn, từ đó việc giới thiệu bản thân cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Bây giờ đến khâu giới thiệu, bạn chỉ nên tập trung vào những vấn đề chính như họ tên đầy đủ của bạn, số tuổi và vị trí mà bạn làm việc cùng với một vài câu chào hỏi thân thuộc là được. Đừng nói quá nhiều với mục đích PR cho bản thân, nếu không muốn nhận được những cái nhìn thiếu thiện ý từ ngày đầu tiên làm việc. Nếu có thể thì hãy nói đôi chút về tính cách bản thân và những kinh nghiệm làm việc trước đó để tạo sự chuyên nghiệp nhất định.

3. Tìm hiểu cơ bản về công ty

Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ bộ máy làm việc của công ty một cách cụ thể hơn, đồng thời nó cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà quản lý khi đã có sự tìm hiểu nhất định về công ty trước khi làm việc. Ngoài ra, nó còn giúp bạn biết được cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty, bạn sẽ nắm được ai công việc của bạn ai sẽ là người giám sát chính, và bạn sẽ có nhiệm vụ báo cáo quá trình làm việc cho ai. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản mà bạn cần phải làm.

4. Tìm hiểu về những đồng nghiệp của bạn

Đồng nghiệp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong những ngày làm việc đầu tiên. Vì vậy để ghi được thiện cảm tốt với họ, bạn hãy trở thành một người chủ động trong những lần gặp gỡ đầu tiên. Hãy thử mời họ một ly cà phê hay mộ ít bánh ngọt để lại ấn tượng tốt với họ, thậm chí sau buổi làm đầu tiên bạn hãy ngỏ lời mời họ đi ăn, hay uống cà phê tán gẫu để tăng cơ hội thân thiết hơn. Từ đó, bạn có thể nắm cơ bản tính cách từng người để có những cách ứng xử khôn khéo phù hợp với từng đồng nghiệp trong phòng ban, và biết thêm thông tin về những đồng nghiệp các bộ phận khác.

5. Gửi email chào hỏi với những người đặc biệt

Người đặc biệt ở đây không phải là Trưởng phòng hay Giám đốc, mà chỉ đơn giản là ai đó mà bạn sẽ trực tiếp hỗ trợ làm việc chung với họ lâu dài. Hãy gửi một email chào hỏi lịch sự, và cảm ơn họ đã tận tình chỉ dạy mình những kinh nghiệm làm việc cần thiết trong tương lai để bạn tiến bộ hơn. Đó cũng là một cách chào hỏi rất cần thiết, để người khác đánh giá cao về độ cầu tiến, tố chất lãnh đạo cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn.

Hãy nhớ rằng, không phải ai bước vào ngày đầu đi làm cũng có thể được hướng dẫn và giới thiệu với mọi người trong công ty. Vì vây, hãy là người chủ động trong tất cả mọi vấn đề để không phải nhận sự đánh giá khắt khe về sau trong công việc. Chúc bạn may mắn!

2,661 total views, no views today

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp bạn ghi điểm 10

Bất kể ai trong chúng ta rồi cũng sẽ trải qua những giây phút hồi hộp, lo lắng khi xin việc. Cảm giác ngồi trước nhà tuyển dụng khiến bạn choáng ngợp đến mức không nói thành lời. Vì thế vấn đề đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng đôi khi trở thành thất bại thảm hại. Vậy những câu hỏi nào là “vũ khí” đắc lực để giúp bạn có thể đốn ngã những nhà tuyển dụng khó tính. Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong bài viết sau.

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng – Công ty cho bạn lợi ích gì?

Ai cũng mong muốn mình làm việc ở một môi trường tốt và nhiều cơ hội phát triển. Bất kể công ty lớn hay nhỏ nhưng phải có kế hoạch và định hướng phát triển rõ ràng. Chính vì thế, khi đi xin việc bạn không thể bỏ qua những câu hỏi thể hiện sự quan tâm đến công ty mà tương lai mình có thể làm.

Tin chắc rằng các nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng với các ứng viên có tư duy phát triển. Luôn mong muốn bản thân mình sẽ có tương lai xán lạn. Chỉ có khi bạn phát triển tốt thì đồng nghĩa với việc thúc đẩy công ty đi lên.

Những câu hỏi xoay quanh những vấn đề phát triển của công ty sẽ là tuyệt chiêu giúp bạn tạo ấn tượng tốt.  Bạn có thể hỏi những câu như: Tình hình công ty hiện tại như thế nào? Phương hướng phát triển sắp tới ra sao? Nếu có thể xin cho em biết thêm về kế hoạch hiện nay? Công ty sẽ giúp em phát triển tương lai ra sao? Tạo cơ hội cho em như thế nào khi làm việc?…

Vì thời gian phỏng vấn có hạn. Nên những câu hỏi bạn đặt ra phải thật rõ ràng và mạch lạc. Thể hiện sự tìm hiểu và quan tâm đúng mức những vấn đề cần thiết. Giữ phong thái tự tin, năng động là yếu tố giúp bạn thêm điểm cộng.

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng – Bạn đem lại lợi ích cho công ty

Làm việc là hợp tác hai bên cùng có lợi. Công ty cho bạn cơ hội để phát triển thì ngược lại chúng ta cũng sẽ đem đến lợi ích cho công ty. Nên có những vấn đề mà cá nhân bạn cần phải làm để đóng góp vào sự phát triển của công ty. Vậy những việc gì bạn cần làm?

Chúng ta lại tiếp tục đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như: Em làm việc ở bộ phận nào? Bộ phận này bao nhiêu người? Những công việc cụ thể em sẽ làm là gì? Em sẽ phải đối mặt với những khó khăn, áp lực nào khi ở vị trí này? Khi gặp phải vấn đề trong công việc em nên làm như thế nào để tránh ảnh hưởng đến công việc? Em cần chuẩn bị tinh thần và tìm hiểu những gì khi đến làm việc? …

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đưa ra những câu hỏi thể hiện sự nhiệt huyết và tinh thần mong muốn làm việc. Các câu hỏi khéo léo, gợi mở như: Để được nhận vào em sẽ phải hoàn thành mục tiêu nào trong tháng đầu?  Kế hoạch đánh giá công việc thực hiện ra sao?  Em có thể chờ mail, điện thoại và liên hệ bên mình được không?

Những câu hỏi trên thể hiện sự lo lắng qua đó cho thấy bạn là người có trách nhiệm và quan tâm đến công việc. Điều này đảm bảo các nhà tuyển dụng sẽ gật gù, khen ngợi. Tuy nhiên bạn hãy quan sát và đưa ra những câu hỏi, ứng xử thông minh hơn. Bởi lúc phỏng vấn sẽ có những tình huống phát sinh đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt. Để có thể trả lời và ứng biến khôn khéo.

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cần tránh những vấn đề nào?

Trước khi xin việc chắc chắn bạn phải tìm hiểu những thông tin về công ty. Nên có những câu không đem lại thiện cảm cần tránh như: Công ty mình kinh doanh lĩnh vực gì? Có khó khăn hay gặp đối thủ cạnh trạnh nào? Tình hình tài chính của mình có gặp vấn đề gì không?…

Những vấn đề về lương, thưởng và chính sách tăng lương, thăng chức bạn không nên vội vàng hỏi. Trừ khi các nhà tuyển dụng nêu những vấn đề này trước. Các câu hỏi mang tính nhạy cảm, đào sâu vấn đề tốt nhất bạn đừng nên hỏi.

Việc dùng mail, facebook, zalo…cần an toàn và không nên hành xử kém. Bởi các nhà tuyển dụng có thể sẽ tìm hiểu về bạn thông qua mạng xã hội. Vậy nên, hãy cẩn thận và đừng mắc những sai lầm không đáng có.

Có vô vàn cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên không phải câu hỏi nào cũng giúp bạn tạo ấn tượng tốt. Nếu không khéo sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến kết quả xin việc. Vì vậy bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng những vấn đề cần thiết. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp mọi người có những câu hỏi “đắt giá” nhất.

1,079 total views, no views today

Cách viết mail xin nghỉ việc chuyên nghiệp bạn cần nên biết

Bạn đang loay hoay tìm cách viết mail xin nghỉ việc. Và đang lo lắng không biết xin nghỉ việc như thế nào và ứng xử ra sao là đúng cách. Vậy thì xin mời bạn xem qua bài viết bên dưới chúng tôi chia sẻ những bí quyết xin nghỉ việc chuyên nghiệp.

Cách viết mail xin nghỉ việc đúng nhất

Khi xin việc bạn ra sức tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Vậy khi xin nghỉ việc bạn tạo sự luyến tiếc bằng cách ứng xử như thế nào? Điều này sẽ thể hiện một phần qua cách chúng ta viết mail xin nghỉ việc như sau:

Phần một : Dear anh/chị (tên sếp bạn)

Em xin viết mail này để gửi đến anh/ chị về vấn đề xin nghỉ việc. Hiện tại em đang làm ở vị trí (…). Em xin phép làm việc đến ngày cuối cùng là (…).

Phần hai: Lời cám ơn

Em xin cám ơn Quý công ty và anh/chị đã tạo điều kiện để em làm việc thật tốt. Em đã được anh/chị tin tưởng và giao phó công việc. Qua đó giúp em học hỏi được những kinh nghiệm từ anh/chị và các đồng nghiệp. Những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho em ở một môi trường mới.

Phần 3: Bàn giao công việc

Hiện tại em đang phụ trách mảng (…) và sẽ bàn giao lại công việc cụ thể. Trong quá trình làm việc đến ngày cuối cùng. Nếu công ty cần em hỗ trợ em xin sẵn sàng giúp đỡ.

Phần cuối: Gửi lời chúc

Em xin chúc Quý công ty làm ăn phát đạt. Anh/chị và các đồng nghiệp luôn thành công trong sự nghiệp.

Trân trọng,

Viết mail xin nghỉ việc bạn không cần phải viết dài dòng. Cần trình bày ngắn gọn, đầy đủ thông tin, những phép tắc cơ bản. Bởi trước đó bạn đã trao đổi và nói rõ lí do với sếp.

Những việc cần thực hiện trước khi xin nghỉ việc

– Báo với sếp thời gian nghỉ việc: Đối với lao động thời vụ bạn cần báo trước 3 ngày. Đối với lao động chính thức có thời hạn bạn báo trước 30 ngày. Còn đối với lao động chính thức vô thời hạn bạn báo trước 45 ngày.

– Trình bày lí do nghỉ việc: Khi thôi việc mỗi người đều có lí do của riêng mình. Nhưng bất kể là lí do gì thì chúng ta cũng nên chia sẻ thẳng thắn và chân thành với sếp. Cần trình bày những quan điểm và cách nghĩ của bản thân để đưa ra lí do hợp lý. Tránh bịa ra những lí do qua loa khiến người nghe khó chịu. Bạn nên ứng xử khéo léo và tế nhị, vì dù là nguyên nhân gì khi bạn đã xin nghỉ việc thì sếp cũng sẽ chấp nhận cho bạn. Nhưng những ứng xử thành thật của bạn sẽ tạo ra thiện cảm tốt đẹp sau khi bạn rời đi.

– Bàn giao công việc rõ ràng, cụ thể: Bạn nên giao lại chi tiết những việc mình đang thực hiện cho đồng nghiệp. Làm việc thật hiệu quả cho tới ngày cuối cùng. Tránh những suy nghĩ vì mình sắp nghỉ nên mặc kệ công việc, chán làm, không bận tâm tới việc được giao. Như thế mọi nỗ lực, cố gắng tạo ấn tượng ban đầu của bạn sẽ trở thành một con số 0 tròn trĩnh.

Những hệ lụy khi xin nghỉ việc sai cách

Nghỉ việc trong không khí căng thẳng, xung đột với sếp, hành xử kém văn minh. Nói xấu sếp và đồng nghiệp, chán chê công việc…Đây là những việc làm sẽ giết chết nhân cách của bạn. Không những thế nó còn gây nên hậu quả khôn lường. Khi tìm việc ở nơi khác chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ hỏi những vấn đề ở công ty cũ. Hoặc có thể họ sẽ trực tiếp gọi đến sếp cũ để xem “mắt” bạn. Như thế mọi sự việc sẽ bị “bóc mẽ”, tạo ấn tượng không tốt ngay từ ban đầu.

Không nên hành xử kém văn hóa khi nghỉ việc. Vì sếp và đồng nghiệp mãi mãi là những người thầy của bạn. Mặc dù ở một môi trường khác bạn vẫn có thể học hỏi từ họ. Vậy thì tại sao chúng ta không tạo mối quan hệ tốt đẹp đến sau cùng. Như thế tương lai gặp khó khăn biết đâu sẽ nhờ đến họ giúp đỡ.

Bạn hãy xem qua những chia sẻ của chị Giao Giao (cựu giám đốc nhân sự) về văn hóa nghỉ việc: “Chia tay là chuyện bình thường trong đời, nhưng hãy chia tay lịch sự, đừng nói xấu người cũ” hay “Chia tay đẹp làm nên nhân cách người tử tế”.

Xem qua bài viết chắc hẳn nhiều bạn đã thỏa lòng và giải tỏa được những băn khoăn khi quyết định thôi việc. Với cách viết mail xin nghỉ việc trên tin rằng bạn sẽ để lại ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp. Hi vọng mọi người xem đây là kinh nghiệm để tiếp tục với con đường sự nghiệp của mình.

1,513 total views, no views today

ly do xin nghi phep

Lý do xin nghỉ phép khiến sếp dễ chấp thuận

Cho dù bạn là một người tham công tiếc việc, là một nhân viên năng nổ, có trách nhiệm làm việc như thế nào thì cũng sẽ có những lúc bạn cần được nghỉ phép. Thế nhưng đưa ra lý do xin nghỉ phép như thế nào mới được sếp chấp thuận không phải là điều dễ dàng.

Bạn đã có một khoảng thời gian làm việc dài mà không nghỉ ngơi? Bạn đang bị ốm nên không muốn đi làm? Bạn bận công việc đột xuất phải nghỉ phép để giải quyết? Mặc dù những lý do này đối với bạn là chính đáng thì với nhà tuyển dụng đôi khi lại không phải thế. Cho nên, những lúc bạn cần được nghỉ phép nhưng không biết phải đưa ra lý do gì cũng như không biết phải xin phép như thế nào thì bài viết này sẽ giúp bạn nhé.

Lý do xin nghỉ phép nào thì hợp lý?

Đầu tiên, bạn cần tìm cho mình một lý do hợp lý. Có nhiều gợi ý dành cho bạn, tuy nhiên, tùy trường hợp, đối tượng mà bạn đưa ra một lý do phù hợp nhất. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

  1. Nghỉ phép vì bị ốm

Đây có lẽ là lý do phù hợp được nhiều người lựa chọn nhất nhưng vẫn phát huy được tác dụng của nó. Khi bạn đưa ra lý do bị ốm, bạn nên giải thích rõ tình trạng mà bạn đang gặp phải. Tùy thời gian bạn muốn được nghỉ ngơi mà miêu tả cụ thể. Trong trường hợp này, sếp của bạn sẽ cảm thông và đồng ý với bạn thôi. Bởi vì một người bị ốm mà cố gắng đi làm thì ngoài việc không đảm bảo được hiệu quả công việc mà còn ảnh hưởng đến những người khác trong công ty.

Nếu bạn có lịch khám với bác sĩ thì đây chắc chắn là lý do thuyết phục hơn nữa. Bởi vì bạn bị ốm, đã đặt lịch hẹn trước và đã đến ngày hẹn. Việc bạn muốn xin nghỉ 1 buổi hay 1 ngày để khám bệnh chắc chắn sẽ được cấp trên bạn cảm thông và duyệt cho bạn đấy nhé.

  • Giải quyết công việc gia đình

Gia đình bạn đang gặp vấn đề và cần được xử lý. Đây là lý do mang tính cá nhân, bạn có thể chia sẻ với sếp hoặc không. Trong nhiều trường hợp, lý do này khá thuyết phục và sẽ được cấp trên nhanh chóng đồng ý. Gia đình được xem là một trong những điều quan trọng của mỗi người và sếp bạn hiểu điều đó. Cũng như việc bạn đang gặp rối rắm mà bắt bạn phải đi làm cũng không thể làm tốt được công việc. Chỉ cần bạn chân thành khi đưa ra lý do của mình.

  • Có chuyến du lịch cùng bạn bè hay người thân

Khi bạn đã có một khoảng thời gian làm việc dài mà không nghỉ ngơi và giờ bạn đang muốn lên kế hoạch cho mình cùng người thân, bạn bè một chuyến du lịch. Đừng ngại ngần đề cập với sếp của bạn, đây cũng được xem là lý do chính đáng và sẽ được chấp thuận thôi. Tuy nhiên, bạn cần có kế hoạch công việc rõ ràng trong khoảng thời gian mình nghỉ để không gián đoạn công việc chung của công ty cũng như nên lựa chọn thời điểm xin nghỉ thích hợp. Nếu bạn lựa chọn xin nghỉ đúng vào lúc công ty có nhiều việc nhất, rất có thể bạn sẽ được cho nghỉ phép dài hạn không lương đấy nhé.

Cách xin nghỉ phép khéo léo với từng trường hợp cụ thể

Ngoài việc đưa ra được lý do hợp lý, cách xin phép như thế nào cũng là yếu tố quan trọng có khiến sếp bạn chấp thuận hay không. Bởi vì có rất nhiều người không biết cách giao tiếp, xử lý tình huống mà khiến sếp khó chịu và hiển nhiên, việc bạn muốn xin được nghỉ phép đã thất bạn.

  1. Trong trường hợp nghỉ đột xuất

Bạn sẽ không thể tránh khỏi những trường hợp mà bạn phải nghỉ đột xuất. Lúc này, bạn nên thành thật đưa ra lý do khiến mình phải nghỉ phép cũng như nên điện thoại trực tiếp với sếp hoặc bộ phận nhân sự có thẩm quyền. Nếu bạn xin nghỉ phép thông qua một nhân viên khác hoặc bằng những cách khác như nhắn tin, gửi mail,… ngoài việc làm chậm trễ thời gian sếp bạn nhận được thông tin thì việc bạn bị sếp phê bình vì không tôn trọng sếp.

  • Trong trường hợp bạn muốn nghỉ 1 ngày

Nếu bạn có ý định xin nghỉ phép 1 ngày, bạn nên viết đơn nghỉ phép cũng như đưa ra lý do nghỉ phù hợp với khoảng thời gian đó. Và cần chú ý thời gian nộp đơn xin phép, chậm trễ nhất là 3 ngày trước ngày bạn nghỉ phép. Vừa thể hiện sự tôn trọng dành cho cấp trên, cho công việc, vừa để công ty có những sự sắp xếp hợp lý để không ảnh hưởng đến công việc chung.

  • Trường hợp bạn muốn nghỉ phép dài ngày

Thường là để đi du lịch hoặc công việc cá nhân như đám cưới,… những lý do này chắc chắn sẽ được cấp trên đồng ý. Tuy nhiên, bạn vẫn phải viết đơn xin nghỉ phép cũng như nêu rõ lý do là gì. Ngoài ra, trong giấy xin phép bạn nên thể hiện sự cam kết hoàn thành cũng như sự sắp xếp công việc ổn thỏa, đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc chung của công ty. Ngoài ra, bạn nên nộp đơn xin phép trước ít nhất 15 ngày để công ty có sự sắp xếp thay thế.

Bạn có thể chọn hình thức gửi mail, viết giấy hoặc xin trực tiếp. Tuy nhiên, cần chú ý lời văn, tiếng nói cũng như cách trình bày phù hợp, thể hiện sự tôn trọng cấp trên, thái độ thành khẩn và chân thành của mình.

Như bạn đã thấy, lý do xin nghỉ phép là rất nhiều. Chỉ cần bạn thể hiện cho cấp trên thấy được thái độ chân thành, tính cần thiết cũng như sự sắp xếp và đảm bảo tốt công việc, cấp trên sẽ dễ dàng đồng ý chấp thuận.

5,068 total views, no views today

Stress công việc và cách khắc phục triệt để

Ngày nay stress công việc là cụm từ không còn xa lạ với nhiều người. Bởi nhịp sống hối hả và yêu cầu công việc ngày càng cao khiến cho chúng ta rơi vào tình trạng stress nặng. Số phần trăm người bị stress gia tăng trong những năm qua. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết sau. Bạn hãy dành ít phút xem qua để làm cẩm nang tránh bị stress nhé!

Stress công việc là gì?

Stress công việc là sự căng thẳng, mệt mỏi trong công việc. Gặp áp lực từ môi trường làm việc như: yêu cầu công việc quá cao, vượt khả năng của bản thân, mâu thuẫn với đồng nghiệp, bất đồng ý kiến, hay cãi nhau… Bên cạnh đó, có thể stress do những người thân trong gia đình. Hoặc do sự bi quan của chính bản thân người mắc phải.

Ở Việt Nam tỉ lệ người bị stress theo thống kê là 52%. Hơn 50% số ca tự tử do trầm cảm và bị stress nặng. Qua con số trên cho thấy đây là vấn đề đáng quan tâm của xã hội. Bởi đa phần những người mắc phải thường có tuổi đời còn trẻ. Nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây ra hệ lụy cho gia đình người bị stress và sự phát triển của xã hội.

Những biểu hiện khi bị stress công việc

Người bị stress trong công việc thường có những biểu hiện như: nhức đầu, khó ngủ, thiếu tập trung. Luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bế tắc… trong công việc và trong cuộc sống.

Stress còn khiến bạn hay suy nghĩ, lo lắng thiếu tinh thần và động lực làm việc. Mà những lo âu này ảnh hưởng đến năng suất làm việc, bị chậm trễ hay khó khăn. Dẫn đến hiệu quả làm việc không tốt, dễ gây tâm lý tiêu cực, hoang mang. Thậm chí lúc nào bạn cũng cảm thấy bản thân vô vụng, thất vọng nặng nề và trầm cảm. Hoặc nghiêm trọng hơn nữa là tự tử…

Người bị stress công việc thường xuất hiện tình trạng kiệt sức về thể chất và tinh thần. Gây rối loạn về sức khỏe, họ ít tham gia vào các cuộc vui, đối với cuộc sống hằng ngày thường ít quan tâm. Hay nóng giận dễ bị kích thích với những vấn đề xung quanh. Mà điều này gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Trong quan hệ vợ chồng không còn mặn mà, việc nuôi dạy con cái cũng bị ảnh hưởng.

Stress công việc giải tỏa như thế nào?

Đầu tiên, bạn phải luôn giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ trong cuộc sống. Chúng ta có 2 cảm xúc đối với những điều xảy đến với mình. Một là sự vui vẻ, hai là u buồn. Vậy tại sao chúng ta không chọn vui vẻ để đối mặt với những gì diễn ra. Công việc dù có khó khăn bế tắc thế nào thì chắc chắn vẫn có cách để giải quyết. Vì vậy bạn không cần phải quá căng thẳng, lo lắng.

Tiếp đến là chúng ta nên sắp xếp thời gian làm việc hợp lí. Bạn phải phân định rõ thời gian nào là làm việc và thời gian nào là nghỉ ngơi. Lúc làm việc bạn cần tập trung giải quyết tất cả các việc cần làm. Nhưng khi đã hết giờ làm việc và bước chân lên giường ngủ bạn phải bỏ qua hết mọi chuyện. Không suy nghĩ về công việc bạn sẽ có một giấc ngủ thật ngon, thật sâu. Để sáng hôm sau chúng ta lấy lại tinh thần bắt đầu làm nốt phần việc còn lại.

Tập thể dục thường xuyên vào mỗi buổi sáng và tối. Sáng sớm khi thức dậy bạn chỉ cần 15-30 phút tập thể dục để có sức khỏe tốt. Điều này khiến cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh, không còn cảm thấy mệt mỏi. Thay vào đó là một tinh thần làm việc hăng say, đầu óc minh mẫn.

Giữ thái độ bình tĩnh, ứng xử đúng đắn. Trong công việc đôi khi gặp xung đột với những người xung quanh. Khiến bạn cảm thấy chán ghét, khó hòa giải, bất đồng ý kiến… Những việc như thế chỉ làm bạn thêm khó chịu, nóng giận hại đến bản thân. Vậy nên chúng ta cần ứng xử mềm dẻo, nghĩ thoáng hơn, không cần quá gay gắt.

Thư giãn và làm đẹp bản thân cũng là một trong những cách giảm stress. Bạn có thể dành thời gian xem một quyển sách hay, đi dạo, cắm hoa… Như thế cuộc sống sẽ thú vị và đầy màu sắc hơn. Đừng quên chăm chút bản thân mình đẹp hơn mỗi ngày, để tự tin hơn trong công việc.

Stress công việc là vấn đề ai cũng thường mắc phải. Nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng người. Vấn đề là chúng ta phải biết cách khắc phục và điều chỉnh bản thân. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp nhiều người giảm stress hiệu quả và suy nghĩ tích cực hơn.

876 total views, 1 views today

Ngày đầu tiên đi làm nên chuẩn bị như thế nào?

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến thái độ của cấp trên và đồng nghiệp trong thời gian làm việc sắp tới của bạn. Cho nên trong ngày đầu tiên đi làm, bạn cần tạo được cho mình một ấn tượng thật tốt để giúp quãng thời gian làm việc trong tương lai được dễ thở hơn. Vậy bạn cần chuẩn bị như thế nào?

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến ấn tượng của mọi người dành cho bạn. Từ ngoại hình, giao tiếp, cách làm việc,… đều có thể giúp mọi người có một cái nhìn thiện cảm hoặc khó khăn cho bạn về sau. Cho nên, áp lực tạo ấn tượng đầu tiên trong công ty là rất lớn, chính vì thế khi bạn có được sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua hơn. Một số lời khuyên dưới đây hy vọng sẽ có ích cho bạn:

  1. Tìm hiểu phương tiện vận chuyển, đường đi đến công ty

Nắm được đường đi đến công ty sẽ giúp ngày đầu tiên đi làm của bạn được thuận lợi hơn. Nếu bạn sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt thì việc xác định vị trí trạm xe, tuyến xe, thời gian giữa các chuyến,… là rất quan trọng. Còn nếu như bạn tự lái xe đến công ty, hãy tìm hiểu và ghi nhớ quãng đường đến công ty cũng như tình hình giao thông có thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường. Những điều này sẽ giúp bạn xác định khoảng thời gian ra khỏi nhà cho phù hợp.

Những điều này nhằm giúp bạn đến công ty được đúng giờ hơn. Chắc bạn không muốn là người đến trễ ngay ngày đầu tiên đi làm chỉ vì lạc đường, kẹt xe hay trễ chuyến đâu nhỉ.

  • Đi làm sớm

Ngày đầu tiên, bạn nên đến sớm hơn giờ làm việc từ 10 – 15 phút. Vừa giúp phòng trừ trường hợp bị lạc đường, kẹt xe,… vừa giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị tâm lý cũng như có thể làm quen với môi trường và các đồng nghiệp khác. Điều tối kị nhất trong ngày đầu tiên đó chính là đi làm trễ, cho nên bạn cần chú ý đều này nhé.

  • Chủ động làm quen, bắt chuyện trước

Mặc dù công ty sẽ dành cho bạn một khoảng thời gian để tự giới thiệu bản thân trước đồng nghiệp, tuy nhiên, bạn nên chủ động bắt tay chào hỏi và giới thiệu trước với đồng nghiệp và cấp trên. Cũng như thể hiện thái độ hòa đồng, nhiệt tình và háo hức của bản thân đối với công ty. Như vậy, bạn cũng sẽ nhận được những thái độ tích cực từ sếp và đồng nghiệp và họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ, trợ giúp bạn trong tương lai.

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một bài giới thiệu ngắn cũng như một số câu hỏi có thể phát sinh. Đó là cách tạo ra sự chuyên nghiệp cho bản thân bạn. Cố gắng hài hước khi trả lời sẽ giúp mọi người gần gũi hơn.

  • Luôn tỏ ra vui vẻ, nhiệt tình

Đến công ty, bạn nên thể hiện thái độ vui vẻ, nhiệt tình của mình, như vậy mới tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận, hỏi han cũng như giúp đỡ cho bạn.  Đừng tỏ ra mệt mỏi, ũ rũ hay cố gắng “làm ra vẻ”. Bởi vì những thái độ đó sẽ khiến đồng nghiệp tỏ ra e dè hơn, như vậy bạn cũng sẽ khó nhờ sự giúp đỡ từ họ.

  • Chủ động một vài câu hỏi

Mặc dù với ngày đầu tiên, bạn nên lắng nghe để tiếp thu những lời giới thiệu, chia sẻ của mọi người đối với công việc. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi đúng thời gian, đúng địa điểm sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt hơn đấy. Những câu hỏi đó thể hiện được sự quan tâm, chú ý của bạn đối với công việc của mình. Tuy nhiên, đừng hỏi quá dồn dập, sẽ phản tác dụng đấy.

Ngoài ra, bạn cũng nên ghi chép lại những điểm chính được chia sẻ để hiểu được mong muốn, mục tiêu mà sếp và đồng nghiệp đang hướng đến nhé.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có được một ngày đầu tiên đi làm thật tuyệt vời, có thể để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người. Từ đó có được sự thuận lợi hơn trong công việc sắp tới.

995 total views, no views today