Cách viết mail xin nghỉ việc chuyên nghiệp bạn cần nên biết

Bạn đang loay hoay tìm cách viết mail xin nghỉ việc. Và đang lo lắng không biết xin nghỉ việc như thế nào và ứng xử ra sao là đúng cách. Vậy thì xin mời bạn xem qua bài viết bên dưới chúng tôi chia sẻ những bí quyết xin nghỉ việc chuyên nghiệp.

Cách viết mail xin nghỉ việc đúng nhất

Khi xin việc bạn ra sức tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Vậy khi xin nghỉ việc bạn tạo sự luyến tiếc bằng cách ứng xử như thế nào? Điều này sẽ thể hiện một phần qua cách chúng ta viết mail xin nghỉ việc như sau:

Phần một : Dear anh/chị (tên sếp bạn)

Em xin viết mail này để gửi đến anh/ chị về vấn đề xin nghỉ việc. Hiện tại em đang làm ở vị trí (…). Em xin phép làm việc đến ngày cuối cùng là (…).

Phần hai: Lời cám ơn

Em xin cám ơn Quý công ty và anh/chị đã tạo điều kiện để em làm việc thật tốt. Em đã được anh/chị tin tưởng và giao phó công việc. Qua đó giúp em học hỏi được những kinh nghiệm từ anh/chị và các đồng nghiệp. Những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho em ở một môi trường mới.

Phần 3: Bàn giao công việc

Hiện tại em đang phụ trách mảng (…) và sẽ bàn giao lại công việc cụ thể. Trong quá trình làm việc đến ngày cuối cùng. Nếu công ty cần em hỗ trợ em xin sẵn sàng giúp đỡ.

Phần cuối: Gửi lời chúc

Em xin chúc Quý công ty làm ăn phát đạt. Anh/chị và các đồng nghiệp luôn thành công trong sự nghiệp.

Trân trọng,

Viết mail xin nghỉ việc bạn không cần phải viết dài dòng. Cần trình bày ngắn gọn, đầy đủ thông tin, những phép tắc cơ bản. Bởi trước đó bạn đã trao đổi và nói rõ lí do với sếp.

Những việc cần thực hiện trước khi xin nghỉ việc

– Báo với sếp thời gian nghỉ việc: Đối với lao động thời vụ bạn cần báo trước 3 ngày. Đối với lao động chính thức có thời hạn bạn báo trước 30 ngày. Còn đối với lao động chính thức vô thời hạn bạn báo trước 45 ngày.

– Trình bày lí do nghỉ việc: Khi thôi việc mỗi người đều có lí do của riêng mình. Nhưng bất kể là lí do gì thì chúng ta cũng nên chia sẻ thẳng thắn và chân thành với sếp. Cần trình bày những quan điểm và cách nghĩ của bản thân để đưa ra lí do hợp lý. Tránh bịa ra những lí do qua loa khiến người nghe khó chịu. Bạn nên ứng xử khéo léo và tế nhị, vì dù là nguyên nhân gì khi bạn đã xin nghỉ việc thì sếp cũng sẽ chấp nhận cho bạn. Nhưng những ứng xử thành thật của bạn sẽ tạo ra thiện cảm tốt đẹp sau khi bạn rời đi.

– Bàn giao công việc rõ ràng, cụ thể: Bạn nên giao lại chi tiết những việc mình đang thực hiện cho đồng nghiệp. Làm việc thật hiệu quả cho tới ngày cuối cùng. Tránh những suy nghĩ vì mình sắp nghỉ nên mặc kệ công việc, chán làm, không bận tâm tới việc được giao. Như thế mọi nỗ lực, cố gắng tạo ấn tượng ban đầu của bạn sẽ trở thành một con số 0 tròn trĩnh.

Những hệ lụy khi xin nghỉ việc sai cách

Nghỉ việc trong không khí căng thẳng, xung đột với sếp, hành xử kém văn minh. Nói xấu sếp và đồng nghiệp, chán chê công việc…Đây là những việc làm sẽ giết chết nhân cách của bạn. Không những thế nó còn gây nên hậu quả khôn lường. Khi tìm việc ở nơi khác chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ hỏi những vấn đề ở công ty cũ. Hoặc có thể họ sẽ trực tiếp gọi đến sếp cũ để xem “mắt” bạn. Như thế mọi sự việc sẽ bị “bóc mẽ”, tạo ấn tượng không tốt ngay từ ban đầu.

Không nên hành xử kém văn hóa khi nghỉ việc. Vì sếp và đồng nghiệp mãi mãi là những người thầy của bạn. Mặc dù ở một môi trường khác bạn vẫn có thể học hỏi từ họ. Vậy thì tại sao chúng ta không tạo mối quan hệ tốt đẹp đến sau cùng. Như thế tương lai gặp khó khăn biết đâu sẽ nhờ đến họ giúp đỡ.

Bạn hãy xem qua những chia sẻ của chị Giao Giao (cựu giám đốc nhân sự) về văn hóa nghỉ việc: “Chia tay là chuyện bình thường trong đời, nhưng hãy chia tay lịch sự, đừng nói xấu người cũ” hay “Chia tay đẹp làm nên nhân cách người tử tế”.

Xem qua bài viết chắc hẳn nhiều bạn đã thỏa lòng và giải tỏa được những băn khoăn khi quyết định thôi việc. Với cách viết mail xin nghỉ việc trên tin rằng bạn sẽ để lại ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp. Hi vọng mọi người xem đây là kinh nghiệm để tiếp tục với con đường sự nghiệp của mình.

1,478 total views, 1 views today