Bên cạnh niềm hân hoan vui sướng khi nhận được lời mời làm việc tại công ty mới, thì cảm giác lo lắng kèm theo cũng không hề nhỏ. Bạn đang suy nghĩ không biết nên làm thế nào để có cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm hiệu quả, tạo được thiện cảm với những đồng nghiệp mới trong công ty mà không bị coi là thiếu chuyên nghiệp.
Đừng quá lo lắng về vấn đề này, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm những cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm, để tránh những bỡ ngỡ nhất định trong quá trình tiếp xúc với môi trường công việc mới. Dưới đây là một số mẹo để bạn có thể tự tin giữ thế chủ động hơn trong những buổi đầu tiếp xúc với các đồng nghiệp mới tại công ty.
1. Hãy tìm cơ hội để bạn có thể giới thiệu bản thân với tất cả nhân viên trong công ty
Chắc chắn việc đầu tiên khi nhận được thông tin trúng tuyển từ phía nhà tuyển dụng công ty, bạn phải phản hồi bằng một email cảm ơn đối với họ, đây là bước cơ bản đầu tiên. Tiếp theo đó, những người quản lý sẽ gửi những email giới thiệu nhân viên mới đến tất cả các phòng ban còn lại. Tuy nhiên, có nhiều công ty không tiến hành viết thư chào hỏi và giới thiệu nhân viên mới vào công ty, vậy thì việc còn lại bạn đành phải tự thân vận động mà thôi.
Ngày đầu tiên đến công ty, hãy hỏi người quản lý liệu anh (chị) có thể giới thiệu em với mọi người hay không? Nhưng lưu ý hãy đưa ra câu hỏi một cách tinh tế, đừng tỏ ra mình đang đòi hỏi vấn đề này, tránh để lại cái nhìn không mấy thiện cảm về bản thân trong ngày đầu tiên. Ví dụ như: “Em cảm thấy rất vinh dự khi được làm việc tại công ty, nhưng có thể chưa quen thuộc với môi trường làm việc nên em còn nhiều điều chưa rõ. Không biết anh chị có thể dành chút thời gian hướng dẫn và giới thiệu em một vòng trong công ty được không ạ!”
2. Cách giới thiệu bản thân
Nếu không nhờ được những người quản lý giúp đỡ bạn trong vấn đề này, cách tốt nhất là bạn nên tự tạo điều kiện để giới thiệu bản thân mình với mọi người xung quanh. Hãy làm quen với một người đặc biệt nào đó trong công ty, chú ý người này phải có sự liên kết với nhiều người còn lại. Từ một người bạn có thể làm quen với nhiều người hơn, từ đó việc giới thiệu bản thân cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Bây giờ đến khâu giới thiệu, bạn chỉ nên tập trung vào những vấn đề chính như họ tên đầy đủ của bạn, số tuổi và vị trí mà bạn làm việc cùng với một vài câu chào hỏi thân thuộc là được. Đừng nói quá nhiều với mục đích PR cho bản thân, nếu không muốn nhận được những cái nhìn thiếu thiện ý từ ngày đầu tiên làm việc. Nếu có thể thì hãy nói đôi chút về tính cách bản thân và những kinh nghiệm làm việc trước đó để tạo sự chuyên nghiệp nhất định.
3. Tìm hiểu cơ bản về công ty
Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ bộ máy làm việc của công ty một cách cụ thể hơn, đồng thời nó cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà quản lý khi đã có sự tìm hiểu nhất định về công ty trước khi làm việc. Ngoài ra, nó còn giúp bạn biết được cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty, bạn sẽ nắm được ai công việc của bạn ai sẽ là người giám sát chính, và bạn sẽ có nhiệm vụ báo cáo quá trình làm việc cho ai. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản mà bạn cần phải làm.
4. Tìm hiểu về những đồng nghiệp của bạn
Đồng nghiệp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong những ngày làm việc đầu tiên. Vì vậy để ghi được thiện cảm tốt với họ, bạn hãy trở thành một người chủ động trong những lần gặp gỡ đầu tiên. Hãy thử mời họ một ly cà phê hay mộ ít bánh ngọt để lại ấn tượng tốt với họ, thậm chí sau buổi làm đầu tiên bạn hãy ngỏ lời mời họ đi ăn, hay uống cà phê tán gẫu để tăng cơ hội thân thiết hơn. Từ đó, bạn có thể nắm cơ bản tính cách từng người để có những cách ứng xử khôn khéo phù hợp với từng đồng nghiệp trong phòng ban, và biết thêm thông tin về những đồng nghiệp các bộ phận khác.
5. Gửi email chào hỏi với những người đặc biệt
Người đặc biệt ở đây không phải là Trưởng phòng hay Giám đốc, mà chỉ đơn giản là ai đó mà bạn sẽ trực tiếp hỗ trợ làm việc chung với họ lâu dài. Hãy gửi một email chào hỏi lịch sự, và cảm ơn họ đã tận tình chỉ dạy mình những kinh nghiệm làm việc cần thiết trong tương lai để bạn tiến bộ hơn. Đó cũng là một cách chào hỏi rất cần thiết, để người khác đánh giá cao về độ cầu tiến, tố chất lãnh đạo cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn.
Hãy nhớ rằng, không phải ai bước vào ngày đầu đi làm cũng có thể được hướng dẫn và giới thiệu với mọi người trong công ty. Vì vây, hãy là người chủ động trong tất cả mọi vấn đề để không phải nhận sự đánh giá khắt khe về sau trong công việc. Chúc bạn may mắn!
2,673 total views, 1 views today