Lý do xin nghỉ phép khiến sếp dễ chấp thuận

Cho dù bạn là một người tham công tiếc việc, là một nhân viên năng nổ, có trách nhiệm làm việc như thế nào thì cũng sẽ có những lúc bạn cần được nghỉ phép. Thế nhưng đưa ra lý do xin nghỉ phép như thế nào mới được sếp chấp thuận không phải là điều dễ dàng.

Bạn đã có một khoảng thời gian làm việc dài mà không nghỉ ngơi? Bạn đang bị ốm nên không muốn đi làm? Bạn bận công việc đột xuất phải nghỉ phép để giải quyết? Mặc dù những lý do này đối với bạn là chính đáng thì với nhà tuyển dụng đôi khi lại không phải thế. Cho nên, những lúc bạn cần được nghỉ phép nhưng không biết phải đưa ra lý do gì cũng như không biết phải xin phép như thế nào thì bài viết này sẽ giúp bạn nhé.

Lý do xin nghỉ phép nào thì hợp lý?

Đầu tiên, bạn cần tìm cho mình một lý do hợp lý. Có nhiều gợi ý dành cho bạn, tuy nhiên, tùy trường hợp, đối tượng mà bạn đưa ra một lý do phù hợp nhất. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

  1. Nghỉ phép vì bị ốm

Đây có lẽ là lý do phù hợp được nhiều người lựa chọn nhất nhưng vẫn phát huy được tác dụng của nó. Khi bạn đưa ra lý do bị ốm, bạn nên giải thích rõ tình trạng mà bạn đang gặp phải. Tùy thời gian bạn muốn được nghỉ ngơi mà miêu tả cụ thể. Trong trường hợp này, sếp của bạn sẽ cảm thông và đồng ý với bạn thôi. Bởi vì một người bị ốm mà cố gắng đi làm thì ngoài việc không đảm bảo được hiệu quả công việc mà còn ảnh hưởng đến những người khác trong công ty.

Nếu bạn có lịch khám với bác sĩ thì đây chắc chắn là lý do thuyết phục hơn nữa. Bởi vì bạn bị ốm, đã đặt lịch hẹn trước và đã đến ngày hẹn. Việc bạn muốn xin nghỉ 1 buổi hay 1 ngày để khám bệnh chắc chắn sẽ được cấp trên bạn cảm thông và duyệt cho bạn đấy nhé.

  • Giải quyết công việc gia đình

Gia đình bạn đang gặp vấn đề và cần được xử lý. Đây là lý do mang tính cá nhân, bạn có thể chia sẻ với sếp hoặc không. Trong nhiều trường hợp, lý do này khá thuyết phục và sẽ được cấp trên nhanh chóng đồng ý. Gia đình được xem là một trong những điều quan trọng của mỗi người và sếp bạn hiểu điều đó. Cũng như việc bạn đang gặp rối rắm mà bắt bạn phải đi làm cũng không thể làm tốt được công việc. Chỉ cần bạn chân thành khi đưa ra lý do của mình.

  • Có chuyến du lịch cùng bạn bè hay người thân

Khi bạn đã có một khoảng thời gian làm việc dài mà không nghỉ ngơi và giờ bạn đang muốn lên kế hoạch cho mình cùng người thân, bạn bè một chuyến du lịch. Đừng ngại ngần đề cập với sếp của bạn, đây cũng được xem là lý do chính đáng và sẽ được chấp thuận thôi. Tuy nhiên, bạn cần có kế hoạch công việc rõ ràng trong khoảng thời gian mình nghỉ để không gián đoạn công việc chung của công ty cũng như nên lựa chọn thời điểm xin nghỉ thích hợp. Nếu bạn lựa chọn xin nghỉ đúng vào lúc công ty có nhiều việc nhất, rất có thể bạn sẽ được cho nghỉ phép dài hạn không lương đấy nhé.

Cách xin nghỉ phép khéo léo với từng trường hợp cụ thể

Ngoài việc đưa ra được lý do hợp lý, cách xin phép như thế nào cũng là yếu tố quan trọng có khiến sếp bạn chấp thuận hay không. Bởi vì có rất nhiều người không biết cách giao tiếp, xử lý tình huống mà khiến sếp khó chịu và hiển nhiên, việc bạn muốn xin được nghỉ phép đã thất bạn.

  1. Trong trường hợp nghỉ đột xuất

Bạn sẽ không thể tránh khỏi những trường hợp mà bạn phải nghỉ đột xuất. Lúc này, bạn nên thành thật đưa ra lý do khiến mình phải nghỉ phép cũng như nên điện thoại trực tiếp với sếp hoặc bộ phận nhân sự có thẩm quyền. Nếu bạn xin nghỉ phép thông qua một nhân viên khác hoặc bằng những cách khác như nhắn tin, gửi mail,… ngoài việc làm chậm trễ thời gian sếp bạn nhận được thông tin thì việc bạn bị sếp phê bình vì không tôn trọng sếp.

  • Trong trường hợp bạn muốn nghỉ 1 ngày

Nếu bạn có ý định xin nghỉ phép 1 ngày, bạn nên viết đơn nghỉ phép cũng như đưa ra lý do nghỉ phù hợp với khoảng thời gian đó. Và cần chú ý thời gian nộp đơn xin phép, chậm trễ nhất là 3 ngày trước ngày bạn nghỉ phép. Vừa thể hiện sự tôn trọng dành cho cấp trên, cho công việc, vừa để công ty có những sự sắp xếp hợp lý để không ảnh hưởng đến công việc chung.

  • Trường hợp bạn muốn nghỉ phép dài ngày

Thường là để đi du lịch hoặc công việc cá nhân như đám cưới,… những lý do này chắc chắn sẽ được cấp trên đồng ý. Tuy nhiên, bạn vẫn phải viết đơn xin nghỉ phép cũng như nêu rõ lý do là gì. Ngoài ra, trong giấy xin phép bạn nên thể hiện sự cam kết hoàn thành cũng như sự sắp xếp công việc ổn thỏa, đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc chung của công ty. Ngoài ra, bạn nên nộp đơn xin phép trước ít nhất 15 ngày để công ty có sự sắp xếp thay thế.

Bạn có thể chọn hình thức gửi mail, viết giấy hoặc xin trực tiếp. Tuy nhiên, cần chú ý lời văn, tiếng nói cũng như cách trình bày phù hợp, thể hiện sự tôn trọng cấp trên, thái độ thành khẩn và chân thành của mình.

Như bạn đã thấy, lý do xin nghỉ phép là rất nhiều. Chỉ cần bạn thể hiện cho cấp trên thấy được thái độ chân thành, tính cần thiết cũng như sự sắp xếp và đảm bảo tốt công việc, cấp trên sẽ dễ dàng đồng ý chấp thuận.

4,992 total views, 1 views today