Quá trình tìm việc làm Hà Nội đầu tiên có thể là khó khăn đối với sinh viên vừa tốt nghiệp. Tuy nhiên, đừng lo! Chúng tôi sẽ giúp bạn. Chỉ cần thực hiện theo một số lời khuyên của chúng tôi sau đây, thì ngay tức bạn sẽ có thể tìm được một vị trí công việc tốt trên thị trường việc làm Hà Nội ngày nay.
Tuy quá trình tìm việc làm Hà Nội có thể khiến bạn tốn quá nhiều thời gian, nhưng đừng tạo áp lực nhiều lên chính mình. Hãy tìm đến cố vấn nghề nghiệp ngay trong trường bạn. Họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ những sinh viên vừa tốt nghiệp như bạn. Họ không chỉ có thể giúp bạn trong việc tạo lập CV, mà họ còn có thể tư vấn nghề nghiệp với bạn, hoặc giới thiệu về các chương trình sau đại học, cơ hội sau đại học và cung cấp cho bạn sự hỗ trợ nhất định nếu bạn cần để thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình tìm việc làm của mình.
Hồ sơ luôn bao gồm đơn xin việc
Một lá đơn xin việc là điều cần thiết đối với quá trình tìm việc làm của bạn. Hãy nhớ rằng các cơ quan tuyển dụng sẽ nhận được hàng trăm CV từ các ứng viên, vì vậy làm cho bạn nổi bật là rất quan trọng. Đây là cơ hội để bạn thể hiện cá tính của mình và cho thấy thành tích của bạn trong lĩnh vực.
Hãy nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu
Bạn càng nghiên cứu nhiều thông tin có liên quan đến doanh nghiệp và vị trí việc làm mà bạn ứng tuyển thì bạn càng có lợi trong quá trình tìm việc làm của mình.
Hãy truy cập trang web chính thức của đơn vị doanh nghiệp đó và theo dõi phương tiện truyền thông xã hội của họ. Tất cả các thông tin của họ đều sẽ được đăng tải trực tuyến, giúp bạn hiểu rõ hơn về họ. Sau đó, hãy điều chỉnh CV của mình sao cho phù hợp với yêu cầu mà đơn vị doanh nghiệp đó đề ra.
Nếu bạn đã hoàn thành tất cả các công việc chuẩn bị trong giai đoạn ứng tuyển với điểm nhấn nổi trội, thì ắt hẳn bạn sẽ được mời bạn đến phỏng vấn.
Kỹ năng mền quan trọng không kém kỹ năng chuyên môn
Công việc mà bạn đang ứng tuyển vào có thể không phải lúc nào cũng như những gì mà bạn đã học ở trường đại học. Vì vậy, ngoài kỹ năng chuyên môn đã học ở trường, bạn cũng cần phải xem xét và trau dồi thêm các kỹ năng mềm có liên quan khác.
Làm việc có tổ chức, xử lý tình huống hợp lý, thể hiện ý tưởng và tư duy logic, cũng như biên soạn nghiên cứu phân tích – đây được xem là một số các kỹ năng có giá trị mà bạn có thể bổ sung trong CV của mình. Tuy nhiên, lưu ý rằng bổ sung vào CV cũng phải đi đôi với việc phát triển kỹ năng đó.
Kinh nghiệm làm việc hoặc thực tập
Nếu bạn thiếu kinh nghiệm làm việc cho lĩnh vực công việc mơ ước của bạn, thì bạn nên tích lũy một số kinh nghiệm thực tập.
Tốt nhất là bạn nên liên lạc với bộ phận tư vấn nghề nghiệp tại trường đại học của mình hoặc hỏi các giảng viên của bạn để xem những cơ hội nào có thể giúp sinh viên tốt nghiệp tích lũy kinh nghiệm trước khi bước vào cuộc hành trình tìm kiếm việc làm của mình.
422 total views, 1 views today